Chính phủ điện tử Việt Nam Chính phủ điện tử

Các giai đoạn phát triển của chính phủ điện tử Việt Nam

Năm 2019, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN và đứng thứ 88 trong 193 quốc gia trên thế giới.[10]

Thời gian gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều sự cải thiện về trình độ phát triển của chính phủ điện tử.[20]

Theo nguồn thông tin từ Liên Hợp quốc, chính phủ điện tử ở các nước sẽ trải qua 5 giai đoạn của sự phát triển. Hiện tại, việc xây dựng chính phủ điện tử Việt Nam đã trải qua được 4 giai đoạn phát triển[21]:

  • Giai đoạn đầu tiên là sự hiện diện: Xây dựng hạ tầng thông tin đơn giản: cung cấp những các thức truy cập và tìm kiếm thông tin đơn giản cho người sử dụn. Đồng thời, tạo cơ sở dữ liệu nền tảng với mục đích thuần túy là chỉ cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, người dùng không có giao diện và chức năng để trao đổi thông tin với chính phủ và mọi ngưởi.
  • Giai đoạn 2 là tương tác: Dần hoàn thiện quá trình đồng bộ của việc chuyển đổi dữ liệu. Đồng thời tích hợp các công cụ tương tác nghĩa là website cho phép mọi người có thể tương tác với nhau để rút ngắn khoảng cách giữa chính phủ và người dân, giữa công dân và công dân. Tuy nhiên, ở giai đoạn này thông tin và các chức năng trên website còn nhiều hạn chế: cho phép tải mẫu in ấn và gửi trả lại một cơ quan, tạo email liên lạc,...
  • Giai đoạn 3 là giao dịch: Đa dạng hóa các tính năng: bổ sung thêm tính năng để công dân thực hiện hoàn toàn các giao dịch điện tử 24 giờ trong ngày, và ở bất kì đâu. Đồng thời, tăng mức độ tương tác trong các giao dịch do với giai đoạn trước đó tuy nhiên các hoạt động này vẫn đang diễn ra một chiều là chủ yếu.
  • Giai đoạn 4 là sự chuyển đổi: Ở giai đoạn này, sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức và thực hiện những sự thay đổi trong chức năng của chính vụ. Đồng thời, các tính năng trong dịch vụ của chính phủ có thêm sự quản lý mối quan hệ khách hàng để có thể đáp ứng được các nhu cầu đặt ra và xử lý các câu hỏi, các vấn đề quen thuộc.[20]

Cơ sở nền tảng để phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam

Sự phát triển của Internet

  • Tỉ lệ người sử dụng điện thoại thông minh truy cập internet tại Việt Nam 2019. Năm 2019, Việt Nam hiện có khoảng 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017.[22]
  • Trong số 64 triệu người dùng internet tại Việt Nam 2019, thì số lượng người dùng truy cập bằng thiết bị di động là 61.73 triệu người (chiếm 96% số người sử dụng internet). Theo thống kê 2019, có tới hơn 2.7 tỷ lượt tải về các ứng dụng trên điện thoại và số tiền người tiêu dùng chi ra cho những ứng dụng này là 161.6 triệu $.[22]
  • Tỷ lệ sử dụng Internet ở Châu Á cũng có nhiều sự khác biệt giữa các nước. Đối với những nước phát triển: Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc,.... 70% - 80% người dân tại các nước này có nhu cầu cao về sử dụng Internet. Còn đối với các quốc gia kém phát triển ở Châu Á: Việt Nam, Indonesia, Campuchia,... mức độ sử dụng Internet dao động khoảng 30% và có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây.
  • Bên cạnh đó, Việt  Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng Internet tăng mạnh nhất trong các năm qua tại khu vực Châu Á. Năm 2000, số lượng người sử dụng Internet tăng lên khoảng hơn 100 lần so với những thời kỳ trước[23]. Việt Nam dần khẳng định khả năng phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin thông qua sự phát triển vượt bậc về nhu cầu tiếp cận Internet.

Sự phát triển của ngành Viễn thông:

  • Tổng doanh thu của ngành viễn thông ở Việt Nam năm 2019 đạt 470.000 tỷ đồng, tăng 19% so với năm trước đó.[24]
  • Việt Nam tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu nhờ vào sự tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ của ngành viễn thông và công nghệ thông tin.

Nguồn nhân lực trong việc triển khai chính phủ điện tử

  • Chính phủ cần một nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông và điện tử. Hiện nay, trong nước có khoảng 20000 người đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và hơn 50000 người đang theo học và làm trong lĩnh vực này [23]. Theo đó, chính phủ cũng tạo những điều kiện cho người dân tiếp cận CNTT một cách tốt nhất. Thống kê là cứ mỗi năm có khoảng 3500 người được đào tạo cơ bản về tin học văn phòng.
  • Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang còn thiếu nhân lực công nghệ thông tin chất lượng. Số lượng sinh viên được đào tạo chỉnh chu qua các trường đại học bởi sự hỗ trợ lớn từ nhà nước vẫn chưa đáp ứng đủ cả về nhu cầu chất lượng và số lượng hiện nay. Chính phủ cần tập trung cao hơn vào đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong việc triển khai chính phủ điện tử trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính phủ điện tử http://www.luanvan.co/luan-van/chinh-phu-dien-tu-o... http://www.kafleg.com.np/difference-between-e-gove... http://dic.gov.vn/vi/news/Tin-tong-hop/Chinh-phu-d... http://tapchimattran.vn/thuc-tien/chinh-phu-dien-t... http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/viet-nam-... https://www.e-spincorp.com/barriers-of-e-governmen... https://www.e-spincorp.com/definition-and-type-of-... https://www.e-spincorp.com/the-advantages-and-disa... https://sites.google.com/site/web20vachinhphudient... https://sites.google.com/site/web20vachinhphudient...